Trong lĩnh vực thi công nội thất TPHCM, tối ưu hóa không gian làm việc là nhu cầu cấp thiết của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, các văn phòng có sự hiện diện của sàn nâng kỹ thuật đã và đang khẳng định vị thế trong việc nâng cao công năng sử dụng. Vậy sàn nâng kỹ thuật là gì? Nó ảnh hưởng đến thi công nội thất văn phòng ra sao? Hãy cùng xaydungoffice.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Sàn nâng kỹ thuật trong thi công nội thất TPHCM Cho văn phòng
Sàn nâng kỹ thuật là gì?

Sàn nâng kỹ thuật là một hệ thống sàn giả được lắp đặt cao hơn mặt nền gốc của tòa nhà. Để đi dây điện, hệ thống mạng, ống dẫn điều hòa với các thiết bị kỹ thuật khác. Khoảng trống giữa sàn nâng và sàn gốc tạo ra không gian lý tưởng. Nhờ vậy, giúp tối ưu hóa không gian, hỗ trợ việc bảo trì dễ dàng hơn.
Lợi ích của sàn nâng kỹ thuật trong văn phòng hiện đại
Ứng dụng sàn nâng trong văn phòng mang đến 2 lợi ích là an toàn và đảm bảo tính thẩm mỹ. Ngoài ra còn một số lợi ích cho thi công nội thất TPHCM nổi bật như sau:
- Tối ưu hóa không gian kỹ thuật: Sàn nâng giúp che giấu dây cáp, dây điện cùng hệ thống mạng phức tạp khi xây dựng văn phòng. Tạo nên không gian làm việc gọn gàng, an toàn hơn.
- Tính linh hoạt cao: Khi cần thay đổi hay sửa chữa, việc tiếp cận các hệ thống kỹ thuật phía dưới sàn nâng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí bảo trì đáng kể.
- Tạo thẩm mỹ hiện đại: Nhờ việc giấu kín các hệ thống dây cáp. Văn phòng trở nên tinh gọn, chuyên nghiệp, đẳng cấp hơn.
- Tăng cường an toàn: Giảm thiểu rủi ro cháy nổ từ các sự cố điện khi hệ thống dây điện được bảo vệ bên dưới sàn nâng kỹ thuật.
Ứng dụng trong văn phòng của sàn nâng kỹ thuật khi thi công nội thất TPHCM

Sàn nâng được ứng dụng rộng rãi trong các mặt bằng cho thuê văn phòng. Do đó, hàng loạt công ty trong các lĩnh vực ưa chuộng sử dụng như:
- Văn phòng công nghệ: Cần bố trí nhiều thiết bị điện tử tại phòng server. Hoặc hệ thống mạng phức tạp, cần sự linh hoạt trong việc đi dây, bảo trì.
- Văn phòng tài chính: Đòi hỏi khả năng bảo mật cao, dễ dàng kiểm soát hệ thống mạng. Sàn nâng giúp bảo vệ và che giấu các hệ thống dây điện, tăng tính bảo mật.
- Văn phòng đa chức năng: Cần sự linh hoạt trong thiết kế không gian, dễ dàng thay đổi công năng khi cần thiết.
Quy trình thi công nội thất TPHCM với sàn nâng kỹ thuật
Khảo sát hiện trạng, đánh giá nhu cầu thiết kế thi công nội thất TPHCM
Trước khi bắt đầu thi công, cần khảo sát hiện trạng để đánh giá các yếu tố liên quan. Như điều kiện nền móng, chiều cao trần, vị trí đi dây và các yếu tố kỹ thuật khác. Việc khảo sát cẩn thận giúp hạn chế rủi ro trong quá trình thi công, tối ưu hóa thiết kế.
Xem thêm: Quy Trình Khảo Sát Thực Tế Của Công Ty Thiết Kế Nội Thất HCM
Lập kế hoạch thi công và chọn loại sàn phù hợp

Dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp, công ty thi công nội thất sẽ lập kế hoạch chi tiết. từ đó, lựa chọn loại sàn nâng kỹ thuật phù hợp. Các loại sàn phổ biến bao gồm:
- Sàn nâng phủ laminate: Độ bền cao, dễ vệ sinh, có thẩm mỹ hiện đại.
- Sàn nâng phủ thảm: Tạo cảm giác ấm cúng, chuyên nghiệp, giảm tiếng ồn hiệu quả.
- Sàn nâng chống tĩnh điện: Phù hợp cho phòng máy chủ hoặc văn phòng IT, giảm nguy cơ sự cố điện.
Thi công lắp đặt sàn nâng kết hợp nội thất văn phòng
Để đạt hiệu quả sử dụng an toàn, tối ưu, quy trình thi công nội thất TPHCM bao gồm các bước:
- Chuẩn bị mặt bằng: Làm sạch nền và kiểm tra độ phẳng, đảm bảo chất lượng thi công.
- Lắp đặt hệ khung đỡ: Định vị, cố định chân đỡ theo khoảng cách đã xác định, đảm bảo an toàn cùng độ bền.
- Lắp đặt tấm sàn nâng: Đặt các tấm sàn vào hệ khung, cố định chắc chắn để đảm bảo khả năng chịu lực.
- Kiểm tra và hoàn thiện: Kiểm tra độ chắc chắn, độ phẳng, thực hiện vệ sinh mặt sàn trước khi đưa vào sử dụng.
Việc sử dụng sàn nâng kỹ thuật trong thi công nội thất TPHCM vừa mang lại sự linh hoạt, hiện đại. Còn tăng tính an toàn, đảm bảo nét thẩm mỹ cho văn phòng. Đây là giải pháp hiệu quả, giúp tối ưu hóa không gian làm việc. Đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên từ xaydungoffice.com hữu ích cho dự án của bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những kinh nghiệm cùng xu hướng thiết kế mới nhé!